439
-
TÌNH CHANhà văn Patrick Morley có nói: “Nếu bạn nói không có thời gian cho gia đình, chắc chắn 100%bạn không làm tròn thánh ý Chúa.” Có một câu chuyện về người cha tâm sự với con trai mìnhđược đăng trong tạp chí Reader’s Digest: “Con ơi! Cha nói những lời này khi con đang ngủ say.Cha lén vào phòng con khi con đã ngủ. Vài phút trước, khi ngồi đọc báo ở phòng học, một sựcảm động và hối hận dâng tràn trong lòng. Cha đã mắng con sáng nay khi con mặc quần áo đihọc mà không lau mặt. Cha đã phạt con khi con không lau sạch đôi giày. Cha giận dữ khi conquăng đồ bừa bãi trong phòng. Khi ăn sáng con làm đổ đồ ăn và cúi xuống húp xùm xụp. Con đểnguyên cả cánh tay lên bàn khi ăn. Con quét bơ đầy nhóc trên bánh mì. Khi con chạy ra ngoàichơi và cha phải chuẩn bị đi làm, con đã vẫy tay và nói chào cha nhưng cha lại quá nghiêm khắc.Buổi chiều khi con đang bò lăn ra sân chơi bi với các bạn, cha đã nhìn thấy đôi vớ mới mua bịrách nát. Cha đã giận dữ bắt con đi về làm con xấu hổ với bạn bè: ‘Đôi vớ ba mới mua đó. Nếucon bỏ tiền ra mua chắc là con đã cẩn thận hơn.’ Đây là lời nói của một người cha nhân từ sao?Khi cha đang làm việc ở phòng học, con chạy tới rụt rè nhìn cha, dường như có chút hờn dỗitrong ánh mắt. Khi đó cha bực mình vì bị quấy rầy, làm con do dự chưa muốn vào. Rồi cha gắtlên: ‘Gì nữa đây?’ Và con đã chạy lại, choàng đôi tay nhỏ bé của mình vào cổ và hôn cha, haicánh tay nhỏ bé của con thắt chặt một tình yêu Chúa đã gieo vào trái tim con, mà sự lạnh lùngcủa cha cũng không thể ngăn cản nổi. Rồi con chạy ra khỏi phòng đi ngủ, tiếng chân con đi lộpcộp trên thang lầu.Cha đã đánh rơi tờ báo mà không hay, rồi một vẻ xúc động, hối tiếc, và sợ hãi đã dâng tràn tronglòng cha. Phải chăng cái thói quen nghề nghiệp đã ăn sâu vào con người của cha? Cái thói quentìm nhược điểm của người khác để khiển trách giúp họ làm tốt hơn, và cha dùng nó đối xử vớichính con. Không phải cha không yêu thương con, ngược lại cha rất thương con, nên đã đòi hỏiquá nhiều nơi con. Cha đã so sánh những thành quả của con với những gì cha gặt hái qua nămtháng trong cuộc đời mình. Cha biết con có rất nhiều đức tính trung thực và cao quý. Trái timnhỏ bé của con có một tình thương bao la mà cha đã thấy được qua hành động không ngại ngùngchạy đến ôm cha. Giây phút này cha không màng gì nữa, đã chạy đến bên giường con giữa đêmkhuya, và quỳ xuống bên con.Cha biết nếu cha có nói những lời này khi con thức giấc con cũng chưa hiểu hết được. Nhưng kểtừ ngày mai, cha sẽ là một người cha gương mẫu. Cha sẽ là người đồng hành và sẽ chia sẻ nhữngvui buồn với con: đau khổ khi con đau khổ, và vui mừng khi con vui mừng. Cha sẽ cố gắng đểkiên nhẫn hơn khi nóng giận. Cha sẽ luôn nói rằng: ‘Con tôi còn nhỏ, hãy để nó sống như trẻnhỏ.’ Có lẽ cha đã hình dung con như một người lớn. Giờ đây cha đã hiểu, nhìn thấy con cuộntròn ngủ say trên giường, cha nhìn ra được con vẫn là một trẻ thơ, mà ngày hôm qua con cònnằm trong tay mẹ, đầu tựa vào vai mẹ. Cha đã đòi hỏi quá nhiều nơi con, nhưng lại giúp con quáít để thực hiện những điều cha mong muốn. Hãy hứa với cha, khi cha dạy con làm một người đànông trưởng thành, con hãy nhắc lại cho cha làm sao hiểu được tinh thần yêu thương của một trẻthơ.”Nhạc sĩ Y Vân đã viết bài hát nổi tiếng “Lòng Mẹ” với câu mở đầu “lòng mẹ bao la như biểnThái bình.” Tình mẹ thì ai cũng cảm nhận được vì mẹ thường là người gần gũi chúng ta nhất quanhững cử chỉ âu yếm, nâng niu, vỗ về, với những ngôn ngữ nhẹ nhàng trìu mến. Cũng có một bàihát “Tình cha” do Ngọc Sơn sáng tác sau này có câu “tình cha ấm áp như vầng thái dương.” Đâylà một sự so sánh rất hay vì tình cha với hình ảnh một vầng thái dương dường như xa xôi nhưngvẫn có một cảm giác che chở ấm áp. Tình cha tuy âm thầm, nghiêm khắc nhưng tự bản chất bêntrong cũng rất ngọt ngào mãnh liệt trào dâng. Tình cha hiếm khi biểu lộ ra bên ngoài mà nó biểulộ cách âm thầm lặng lẽ. Nhưng chính sự âm thầm lặng lẽ của tình cha đôi khi làm cho tình chakhông nổi bật bằng tình mẹ.Vai trò của người cha trong gia đình cũng quan trọng không kém người mẹ vì cha thường đượcxem là trụ cột của gia đình. Trong hoàn cảnh xã hội hiện nay cả cha lẫn mẹ thường phải đi làm,tuy nhiên người cha vẫn bị sức ép nhiều hơn về mặt tâm lý vì phải chịu trách nhiệm chủ yếu vềtài chánh và sự thành công của con cái, cũng như chia sẻ công việc gia đình với người mẹ. Chacó trách nhiệm dạy dỗ và hướng dẫn con ở trường học lẫn trường đời. Cha rèn luyện cho con sứcmạnh về thể xác cũng như tinh thần, dạy cho con lòng quyết tâm và một ý chí kiên cường bấtkhuất, dìu dắt con làm quen với gió sương gian khổ, và chuẩn bị cho con một kiến thức cần thiếthay một nghành nghề vững chắc để biết bươn trải và đứng vững trong cuộc sống tương lai.Trách nhiệm làm cha tuy rất nặng nề nhưng chúng ta sẽ chu toàn bổn phận nếu biết yêu thươngcon cái như Tình yêu của Thiên Chúa với chúng ta. Trong câu chuyện dụ ngôn “Người cha nhânhậu” trong Phúc Âm thánh Luca, khi người con thứ hai nhất quyết đòi chia gia tài để bỏ ra đi hầuđược tự do ăn chơi thỏa thích, cha anh không ngần ngại trao cho anh một phần ba số tài sản ôngcó. Cha anh chắc chắn đã phải qua nhiều đêm mất ngủ và nhiều ngày năn nỉ khuyên can, nhưngcuối cùng vì tình thương và tôn trọng sự tự do của con mình nên ông đã để con đi. Sau đó ôngmòn mỏi đợi chờ vì biết có một ngày anh sẽ trở về. Thật đáng buồn vì người con chỉ biết thỏamãn cho bản thân trong khi người cha không màng đến sự gì khác ngoài con mình. Giây phútcảm động và chính yếu của câu chuyện là sự trở về của người con. Khi anh ta về từ xa thì chaanh đã trông thấy và chạy ra ôm chầm lấy anh. Ông không nói một câu trách mắng khi con đãphung phí hết tài sản, vì chỉ cần gặp lại con là điều ông hằng ao ước bấy lâu. Trong trái tim ôngchỉ có yêu thương mà không hề có tự ái và giận hờn. Ông không thấy lầm lỗi của con, mà chỉthấy sự tiều tụy vì ăn chơi trác táng và những giọt nước mắt ăn năn, đối với ông như vậy là quáđủ. Đây chính là tình yêu của Thiên Chúa, một tình yêu thương vô bờ bến, vô điều kiện màchúng ta cũng phải học để yêu thương con cái mình như vậy.“Tình yêu đáp đền tình yêu, ân tình đền đáp ân tình.” Làm con cái chúng ta cũng có trách nhiệmyêu thương và đền đáp công ơn của cha mẹ qua việc thông cảm với cha mẹ khi chamẹ phải đối diện với nhiều áp lực khó khăn trong cuộc sống, biết sống hiếu thảo, siêng năng giúpđỡ, thăm hỏi khi cha mẹ còn sống, cũng như tưởng nhớ và cầu nguyện khi cha mẹ đã qua đời,chắc chắn chúng ta sẽ được Thiên Chúa yêu thương chúc phúc, và chúng ta cũng dạy cho con cáicủa chúng ta bài học về tình yêu thương tha nhân.Martin Nguyễn